Cách Lựa Chọn Đồ Lam Cho Gia Đình
Áo đồng phục gia đình Phật Tử hay là trang phục không thể thiếu của gia đình theo đạo Phật mỗi khi lên chùa. Bộ trang phục chính là hình ảnh tiêu biểu cho gia đình Phật Tử. Bởi nó thể hiện niềm tin về Phật Pháp, tinh thần bình đẳng, hòa đồng, đức tính khiêm tốn, nếp sống giản dị, thanh cao của những người theo đạo.
Quy Định Về Đồ Lam Cho Gia Đình
Tại Việt Nam, “sắc phục áo lam” của đồng phục gia đình Phật Tử Việt Nam bao gồm: áo, quần, mũ (nón), giày dép, bít tất,… Chúng đều được quy định kiểu cách thống nhất theo từng ngành Huynh trưởng, đoàn sinh Thanh, Thiếu Nam, Thiếu Nữ, Oanh vũ Nam, Nữ. Dưới đây là quy định chi tiết về đồng phục gia đình Phật Tử đã được đưa ra tại Điều 12, Chương II Nội Quy Gia Đình Phật Tử như sau:
1. Huynh trưởng nam và đoàn sinh thanh, thiếu nam:
- Áo sơ mi màu lam tay cộc
- Quần sooc màu xanh dương đậm
- Nón Tứ An
- Mang giày có vớ màu lam
Ghi chú: Tùy trường hợp, bạn có thể mặc quần tây dài màu xanh dương đậm.
2. Huynh trưởng nữ và đoàn sinh thanh, thiếu nữ:
- Áo dài màu lam, quần trắng, nón lá
- Trại phục: áo sơ mi màu lam tay dài
- Quần tây dài màu xanh dương đậm – mang dép có quai hậu
3. Nam Oanh Vũ:
- Áo sơ mi màu lam tay cộc
- Quần sooc màu xanh dương đậm có dây đeo
- Giày hay dép có quai hậu.
4. Nữ Oanh Vũ:
- Áo sơ mi màu lam, tay phồng, bâu là sen
- Váy màu xanh dương đậm có dây đeo
- Mang giày hay dép có quai hậu.”
Ý Nghĩa Đồ Lam Cho Gia Đình Phật Tử
Pháp phục cho gia đình Phật Tử là trang phục tiêu biểu thể hiện cho niềm tin Đạo Pháp. Ngoài ra nó còn là tinh thần bình đẳng, đức tính khiêm tốn, nếp sống bình dị thanh cao của gia đình Phật Tử.
Đồ Lam Cho Gia Đình Phật Tử Thể Hiện Sự Bình Đẳng
Gia đình Phật Tử gồm đủ mọi người không phân biệt giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp. Từ em bé lên năm đến các cụ già bảy mươi, tám mươi tuổi. Từ những người lao động chân tay đến những người trí thức học rộng, tài cao hay một vị giáo sư có nhiều kinh nghiệm. Tất cả đều đến với nhau trong tinh thần bình đẳng, không phân biệt giàu – nghèo, không phân bì hơn thua.
Đồ Lam Cho Gia Đình Phật Tử Thể Hiện Sự Hòa Đồng
Màu sắc trang phục Phật Tử thể hiện cho sự hòa hợp với thiên nhiên và màu sắc. Tone màu có thể hài hòa với tất cả các màu sắc không quá nổi bật cũng không bị lãng quên. Nếu đứng giữa đen, đỏ, vàng… với những tone màu sặc sỡ khác thì màu lam là màu nhu hòa vừa dịu mắt mà lại khiến người ta cảm thấy có sự ấm áp. Những ý nghĩa đó cũng chính là mục đích của gia đình Phật Tử hướng tới.
Đồ Lam Cho Gia Đình Phật Tử Thể Hiện Sự Tinh Tấn
Khó có thể tìm được một tone màu nào có thể thể hiện được sự cảm mến như màu lam. Những người mặc “sắc phục áo lam” luôn toát lên sự thanh cao, không nóng nảy, không u buồn và tinh tấn trên con đường tu học giúp ích cho mọi người.
Đồng phục của gia đình Phật Tử luôn mang những ý nghĩa thật cao quý. Chúng như tấm thân của mỗi người. Vì thế, hãy cố gắng gìn giữ chiếc áo không hoen ố, để thân tâm của chúng ta luôn trong sạch. Có như thế mới xứng đáng là một phần của tổ Chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam.
Ý Nghĩa Đồ Lam Cho Gia Đình Phật Tử
Ngoài màu lam, đồng phục gia đình phật tử còn có màu xanh dương, màu trắng… Dưới đây là ý nghĩa của từng màu sắc:
Ý Nghĩa Màu Lam:
Là tone màu dung hợp tất cả các màu sắc, thể hiện cho sự dung hòa của Đạo Phật. Màu lam cũng là màu của hương khói, thể hiện cho sự thanh đạm, khiêm tốn, hiền hòa của người Phật Tử, vừa nhẹ nhàng lại vô cùng ấm áp.
Sắc phục màu lam thể hiện sự thanh cao, trang nhã, khiêm tốn của người phật tử
Ý Nghĩa Màu Xanh Dương
Đây là tone màu tượng trưng cho sự sống phát triển, là màu của hy vọng tuổi trẻ. Ngoài ra, màu xanh dương còn khiến ta liên tưởng đến hình ảnh của đại dương bao la, rộng lớn. Bề ngoài trông có vẻ hiền hòa, tĩnh lặng nhưng bên trong lại là một sức mạnh vô cùng lớn, không thể nào cưỡng nổi.
Ý Nghĩa Màu Trắng
Là màu thể hiện sự tinh khiết của người Phật Tử, từ thể chất đến tinh thần đều trong sạch
Ngoài ra, làm áo gia đình Phật Tử cũng có những yêu cầu riêng về thiết kế như đường nẹp ở các vị trí sống lưng, túi áo, túi quần. Các đường nẹp này được gọi là đường trung đạo. Nói lên đặc tính của đạo phật thể hiện cho sự dung hòa về mọi sự vật, sự việc đang diễn ra trong cuộc sống, không gian, không nghiêng hay thiên vị về một bên nào. Đặc biệt là phần đường nẹp bên trên hai túi áo kết hợp với nắp túi tạo thành hai chữ T như lời nhắc nhở mọi người trong gia đình Phật Tử luôn nhớ đến khẩu hiệu Tịnh Tấn của tổ chức.